Tại sao giá dầu thế giới giảm, mà dầu nhớt lại không giảm ?
Để làm rõ hơn vấn đề, như mọi người đã biết, giá dầu thô thế giới sụt giảm từ tháng 1 năm nay khi phải chịu áp lực từ đại dịch Covid-19 bắt nguồn từ Trung Quốc, buộc nước này và hàng loạt các quốc gia khác phải ngưng hàng loạt nhà máy và hoạt động di chuyển. Nhưng khi đó, giá dầu thô thế giới vẫn trên 60 USD/thùng. Ngày 8.3, Ả Rập Xê Út đã chủ động nổ phát súng khơi mào cuộc chiến dầu thô với Nga bằng tuyên bố giảm giá bán dầu thô từ 6 – 8 USD/thùng và tăng sản lượng thêm 1,5 triệu thùng/ngày. Ngay lập tức, giá dầu lao dốc hơn 20%. Nếu đi sâu vào vấn đề thì người bình thường coi đây chỉ là giá dầu tăng giảm nhưng sâu hơn thì nó còn liên quan tới cả chính trị và vị thế của một quốc gia. Trước vì muốn bảo vệ Petrodollar của mình mà Mỹ mà gây sức ép lên các nước có trữ lượng dầu lớn (âm mưu đảo chính Venezuela, cấm vận Nga) và chiến tranh với Iraq và Libya… những quốc gia có ý định lật thế độc tôn của Petrodollar.
Để dần dần giải đáp thắc mắc này, tiếp theo chúng ta hãy cùng nhau khát quát qua một chút về thị trường dầu nhớt – dầu mỡ công nghiệp tại Việt Nam:
Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng hơn 50 doanh nghiệp nhập khẩu dầu gốc về chế biến. Trong đó hầu hết các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Motul, Mobil, BP…đều đã có mặt. Và chiếm tới hơn 80% thị phần dầu nhớt – dầu mỡ công nghiệp tại Việt Nam! Trong khi các doanh nghiệp trong nước xuất hiện khá khiêm tốn về thị phần. Từ đây chúng ta có thể thấy việc giá bán dầu nhớt – dầu mỡ công nghiệp được quyết định bởi các thương hiệu lớn này.
Vậy tại sao giá của một số hãng,… lại không giảm, thậm chí tăng nhẹ? Trong khi giá dầu gốc nhập về đã giảm đi rất nhiều?
Câu trả lời nằm ở quy mô và thành phần ngành nghề mà các Đại thương hiệu như Repsol, Motul, Castrol, Shell, Total, Caltex,… kinh doanh.! Tại sao lại như vậy?
Xét về quy mô đây đều là những đại công ty mà hoạt động kinh doanh, sản xuất của họ gần như phủ kín toàn cầu chứ không riêng một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. Về thành phần các ngành nghề kinh doanh cũng rất rộng từ khai thác, khoan thăm dò, cung cấp dầu thô, dầu gốc, phụ gia,… cho toàn cầu. Điều đặc biệt mà mọi người vẫn thường nhầm lẫn khi để giải quyết vấn đề này đó chính là Dầu gốc, dầu gốc không liên quan trực tiếp tới giá dầu thô, giá dầu thô giảm sốc như vậy, kéo theo những sản phẩm được chế xuất từ dầu thô như Xăng, dầu Diesel,… cũng giảm theo khá mạnh. Đồng thời dầu gốc cũng là do họ tự sản xuất nên giá dầu thô có giảm cũng không giúp ích gì cho giá đầu vào của các hãng này. Bởi họ có phải nhập của ai khác đâu. Mà là nhập của chính họ! Một nguyên nhân nữa là thị phần của các hãng này tại Việt Nam chiếm tới hơn 80% nên họ quyết định được giá bán ra. Mà giá đầu vào (Chi phí khai thác, máy móc, nhân công,…) không hề giảm, trong khi doanh thu và lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng do giá dầu thô giảm sốc. Đầu vào ở đây chính là chi phí máy móc, nhân công,…đều là những thứ không giảm.! Nên các hãng này hoàn toàn không có ý định hạ giá bán ra các sản phẩm dầu nhớt – dầu mỡ công nghiệp.!
Biểu đồ: Bloomberg
Các chuyên gia cho rằng, thị trường sản xuất có thể giảm do kinh tế khó khăn, nhưng dầu nhờn dùng cho sản xuất có thể mức tiêu thụ giảm nhưng thị trường dầu nhờn động cơ xe máy, ô tô, xe tải rất lớn. Đặc biệt với mật độ giao thông của Việt Nam hiện nay, số lượng nhập về tới đâu, chắc chắn sẽ tiêu thụ rất nhanh tới đó, kho của công ty lớn tới đâu cũng 2 tháng là tiêu thụ hết tới đó, nên không có chuyện tồn kho đến nỗi không còn chỗ chứa như các nước trong nhóm OPEC, và tình trạng người bán phải trả tiền thêm cho người mua để được xuất dầu đi.
Vậy như các nguyên nhân và dẫn chứng mà Huỳnh Châu nêu trên đó chính là câu trả lời cụ thể cho việc giá dầu giảm mà giá nhớt không giảm, thậm chí còn tăng, mà nhiều khách hàng đã thắc mắc nhiều hôm nay thì đã có câu trả lời rồi phải không ?
(Dữ liệu và thông tin tham khảo từ USOIL và nguồn thông tin tổng hợp từ TradingView)